Quy định về thực phẩm chức năng tại Việt Nam

Những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm chức năng tại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Kéo theo đó là sự nở rộ của hàng doanh nghiệp cùng đa dạng chủng loại sản phẩm. Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng cũng như quyền lợi kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, việc xây dựng khung pháp lý chặt chẽ về thực phẩm chức năng đã trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Vậy quy định cụ thể về thực phẩm chức năng như thế nào?

1. Điều kiện về ngành nghề

Cá nhân, cơ sở có nhu cầu kinh doanh thực phẩm chức năng có thể thành lập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhằm thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Trong trường hợp doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể đã thành lập nhưng chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng thì cần hoàn thiện các thủ tục bổ sung về ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ cơ sở kinh doanh và đại diện trực tiếp kinh doanh sẽ phải tham gia lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Điều kiện giấy phép

Trước khi chính thức hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT).

Trong đó, thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sản phẩm.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người đại diện trực tiếp kinh doanh.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người đại diện trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng.
Quy định về thực phẩm chức năng tại Việt Nam.

3. Công bố

Các sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT).

Đồng thời, trước khi nhập khẩu sản phẩm, các đơn vị kinh doanh cần hoàn thiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng.

Tùy vào chủng loại sản phẩm thực phẩm chức năng mà việc công bố sẽ có nội dung khác nhau.

Với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật, trước khi lưu hành sản phẩm trên thị trường, chủ cơ sở kinh doanh phải có công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố đó tại Bộ Y tế.

Với các loại thực phẩm chức năng nhập khẩu có quy chuẩn kỹ thuật, trước khi lưu hành sản phẩm trên thị trường chủ cơ sở sẽ công bố hợp quy và đăng ký bản công bố đó tại Bộ Y tế.

Do vậy, đối với những cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng tại Việt Nam, ngoài những thủ tục trên, việc ứng dụng những loại máy công nghiệp như các loại máy chiết rót chính hãng, máy dán nhãn hay máy nhũ hóa chân không được quy định đạt chuẩn GMP, đáp ứng mọi tiêu chuẩn để sản xuất là việc vô cùng quan trọng. Các loại máy công nghiệp trên vừa giúp nâng cao năng xuất lao động vừa đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của bộ y tế Việt Nam.

4. Kiểm tra an toàn

Các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra an toàn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra sản phẩm nhập khẩu.
  • Bản sao hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Thông báo về việc cho phép áp dụng phương thức kiểm tra của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm chức năng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu sản phẩm.
  • Bản sao các danh mục sản phẩm đi kèm.
  • Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng gồm: Bill of Lading – Vận đơn; Invoice – hóa đơn.

Sau khi đã vượt qua vòng kiểm tra sự an toàn, lô hàng thực phẩm sẽ được cơ quan kiểm tra cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP) và được phép thực hiện thủ tục nhập khẩu với hồ sơ như sau:

  • Tờ kê khai hàng hóa nhập khẩu.
  • Hóa đơn thương mại nếu người mua phải thanh toán cho người bán.
  • Vận tải đơn với trường hợp lô thực phẩm vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không. Ngoài ra, vận tải đa phương thức khác theo quy định.
  • Giấy phép xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu sản phẩm.
  • Chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
  • Tờ khai trị giá.

5. Quảng cáo

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng tại cơ sở kinh doanh cũng chịu sự quản lý nghiêm ngặt của pháp luật. Theo đó, với việc dán các poster quảng cáo thực phẩm chức năng tại cơ sở, đơn vị kinh doanh cần phải làm thủ tục xin phép thẩm định các nội dung trên poster quảng cáo tại cơ quan y tế và thực hiện phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định.

Việc thẩm định nguyên tắc quảng cáo sẽ được thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2013/TT-BYT; Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.

>> Tham khảo các loại màng bảo vệ PE tại: https://phucgiangjsc.com/danh-muc/mang-pe/

5/5 (1 Review)

Tin Liên Quan