Đúng như tên gọi, máy dán nhãn đương nhiên là dùng để dán tem nhãn lên các sản phẩm được ứng dụng rất phổ biến trong hầu hết các ngành sản xuất. Cơ chế và nguyên lý hoạt động cơ bản của các loại thiết bị cơ khí là không giống nhau, một số thiết bị có thể sẽ phức tạp hơn một chút.
Trong quá trình vận hành máy, không tránh khỏi những lúc sảy ra những lỗi nhỏ, nhưng nếu bạn hiểu rõ cấu trúc của thiết bị, bạn có thể xử lý một cách nhanh chóng, và vận hành hiệu quả hơn. Vì vậy trước khi đưa vào vận hành máy, chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo và quy trình cơ bản của máy dán nhãn như thế nào.
1. Nguyên lý vận hành cơ bản của máy dán nhãn
Nguyên lý hoạt động của máy dán nhãn dựa trên việc truyền nhãn từ bộ nạp đến đầu dán và gắn nhãn vào vị trí chính xác trên sản phẩm. Các bước chính gồm:
- Nạp nhãn: Cuộn nhãn được nạp vào bộ phận cấp nhãn.
- Truyền nhãn: Nhãn được truyền từ bộ phận cấp đến đầu dán.
- Định vị: Đầu dán định vị trí chính xác trên sản phẩm.
- Dán nhãn: Đầu dán gắn nhãn vào vị trí định vị.
- Kiểm tra: Máy kiểm tra nhãn đã dán đúng vị trí.
Quá trình này được điều khiển bởi bộ điều khiển tự động của máy, đảm bảo hiệu suất và độ chính xác cao.
2. Cấu trúc của máy dán nhãn
Trên thực tế, có rất nhiều loại máy dán nhãn. Mỗi loại có cấu tạo khác nhau. Một số loại phổ biến như máy dán nhãn sử dụng băng ma sát, máy dán sử dụng con lăn di động, máy dán sử dụng cơ cấu kẹp thủy lực …
2.1 Cấu trúc máy dán nhãn băng ma sát
Cấu tạo của máy dán nhãn băng ma sát là một loại máy tương đối lớn. Loại máy này thường được sử dụng trong các khu công nghiệp, xí nghiệp để dán nhãn các sản phẩm có kích thước đa dạng với số lượng lớn.
Cấu tạo của máy dán tem nhãn dựa trên nguyên lý hoạt động: chai sản phẩm chuyển động trên băng tải và được quay nhờ cơ cấu ma sát làm căng băng hai mặt trên băng ma sát. Chai di chuyển và bám chắc vào nhãn dán. Nhãn chai được giữ cố định nhờ lực lăn trên băng ma sát. Hoặc máy hoạt động bằng cách nhận diện chai và di chuyển nó đến vị trí của nhãn đã chuẩn bị sẵn, dán lên chai và chuyền nó đi.
Ưu điểm: độ chính xác cao. Có ít chất thải hơn và sản phẩm có thể được áp dụng hàng loạt nhanh chóng.
Nhược điểm: Cấu tạo của máy dán nhãn phức tạp, giá thành máy cao, phải đảm bảo vệ sinh máy thường xuyên.
2.2 Cấu trúc máy dán nhãn với con lăn di chuyển
Cấu tạo của máy dán nhãn gồm: băng tải, con lăn cố định, cuộn tem nhãn vào, cuộn tem nhãn ra, lò xo, bánh xe ma sát
Cách hoạt động: Đặt chai sản phẩm ở vị trí ghi nhãn. Miếng dán do máy bóc trực tiếp và dán vào chai sản phẩm. Dán nhãn dưới áp lực của lò xo. Sử dụng lực kéo của băng tải, các con lăn di chuyển giúp nhãn được gắn chặt vào chai.
Ưu điểm: Dễ sử dụng hơn và phù hợp với nhiều dự án kinh doanh khác nhau. Cấu trúc đơn giản và điều chỉnh dễ dàng.
Nhược điểm: Áp dụng cho các đơn vị sản xuất hàng loạt vừa và nhỏ.
Tư vấn lắp đặt và báo giá chi tiết theo yêu cầu quý khách hàng
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ MÁY HOA VIỆT
Văn phòng đại diện: Số 30 hẻm 42/58 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline: 0981.983.234 – 0919.575.986
Email: congnghemayhoaviet.vn@gmail.com